Khởi nghiệp ở tuổi 44, lấn sân sang ngành xuất bản khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, có lẽ đây là “phi vụ” đầu tư gây nhiều bất ngờ nhất của anh tính đến thời điểm hiện tại?
Quả thực tôi không xem đây chỉ là một “phi vụ” đầu tư bình thường mà đã, đang và sẽ dồn hết tâm huyết cho nó. Suốt 25 năm tham gia vào thị trường, tôi đã đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản, vàng, ngoại hối (forex) và cũng đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, tâm thế khi tham gia việc đầu tư trước đây là “mua để bán”, kiếm lợi nhuận là chính. Nhưng với Saigon Books, đây có lẽ là dự án tôi dồn gần như trọn vẹn tâm huyết.
Đã từng tuyên bố muốn tìm tự do cho mình qua việc làm sách, với việc “nuôi dưỡng” Saigon Books cũng đã được gần 2 năm, anh đã thực sự tìm được tự do cho mình hay chưa?
Tôi nghĩ tự do là điều mà nhiều người mê thích, cũng như tôi (cười). Sau khi rời khỏi SFC và thành lập Saigon Books tôi đã là người tự do. Có thể bạn nghĩ tại sao trong hoàn cảnh làm chủ một công ty mới và đang phải chịu áp lực cạnh tranh khắc nghiệt của ngành xuất bản như vậy mà tôi vẫn thong dong – Đó là bởi tôi làm chủ cuộc đời mình.
Cảm xúc cá nhân thì như vậy, nhưng rõ ràng nếu đứng trên lập trường của một nhà đầu tư thì việc tham gia vào ngành xuất bản đang ẩn chứa quá nhiều rủi ro. Đã có phút giây nào anh cảm thấy ân hận vì sự cảm tính ấy của mình chưa?
Tất nhiên không có khoản đầu tư nào mà không có rủi ro. Tham gia vào ngành xuất bản khi thị trường còn khá nhỏ bé, cũng đã có khá nhiều công ty sách lớn đạt được thành công, đương nhiên là tôi chấp nhận chịu rủi ro lớn. Không những thế, tôi còn đánh đổi môi trường an toàn, nhiều quyền lợi để dấn thân vào một con đường dốc, khó đi. Nhưng tôi lại nghĩ đây chính là cơ hội khám phá những tiềm năng bên trong mình, mình sẽ đóng góp được cho cộng đồng ở một mức độ cao hơn. Tôi cũng đã tự hỏi bản thân là nếu thất bại thì sao? Hậu quả có lẽ sẽ nặng nề nhưng trong khả năng chấp nhận được nên tôi tin rằng, cú rẽ ngang vào ngành xuất bản của mình cũng không quá mạo hiểm.
Điều này có đồng nghĩa với nhận định mạo hiểm là điều kiện cần dành cho một nhà đầu tư hay không?
Tất nhiên không thể xem nhẹ yếu tố mạo hiểm trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, để có thể mạo hiểm bạn cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức tốt. Việc cập nhật thông tin thị trường, mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành, kinh nghiệm… và quan trọng là sự linh hoạt khi lựa chọn các kênh đầu tư. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp cần phải quản trị rủi ro tốt, phải đưa ra được những giải pháp bảo vệ để đề phòng trước tình huống xấu nhất xảy ra. Tính kỷ luật cũng là yếu tố quan trọng, đặc biệt trong kinh doanh vàng và chứng khoán. Bạn cần biết ĐỦ và TẠM DỪNG LẠI đúng lúc.
Luôn nhấn mạnh vào tính linh hoạt, phải chăng điều này ứng với nhận định “Doanh nhân/ Nhà đầu tư là người học trò không bao giờ tốt nghiệp” anh vẫn thường chia sẻ cùng các doanh nhân trẻ ?
Đúng là như thế. Một nhà đầu tư luôn phải học hỏi để nắm bắt những xu hướng chuyển động mới của thị trường, linh hoạt đưa ra những quyết định kịp thời và đem lại hiệu quả cao. Theo tôi thì tính linh hoạt và chủ động sẽ quyết định đến 90% sự thành công của một nhà đầu tư.
Theo anh thì các kênh đầu tư mới như bảo hiểm liên kết đơn vị có đủ yếu tố linh hoạt và chủ động để hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân không? Kênh mới này hỗ trợ được gì cho các nhà đầu tư nghiệp dư trong điều kiện thị trường có nhiều biến động như hiện nay?
Trong các kênh đầu tư mới, có thể nói đầu tư qua bảo hiểm liên kết đơn vị có tính linh hoạt và chủ động cao. Điều này sẽ cho phép các nhà đầu tư cá nhân chủ động ứng phó với những biến động trên thị trường. Cụ thể, họ có thể chuyển đổi số tiền của mình vào các quỹ đầu tư để phân tán rủi ro hợp lý hơn, tăng/ giảm số tiền đầu tư để sinh lời tốt nhất hay điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp với hoàn cảnh…
Sự chuyển dịch dòng vốn từ các kênh truyền thống sang kênh đầu tư mới đang dần trở thành xu hướng trên thị trường. Theo anh thì sự dịch chuyển này sẽ có tác động như thế nào đến thị trường đầu tư tại Việt Nam?
Tôi nghĩ cần thời gian để các nhà đầu tư tìm hiểu và chấp nhận đầu tư lớn vào các kênh mới sau giai đoạn thăm dò. Về lâu dài, các kênh đầu tư mới sẽ luôn được cân nhắc, xem xét khi nhà đầu tư ra quyết định. Và như vậy, tuỳ theo “khẩu vị rủi ro” của mỗi người, họ sẽ ưu tiên chọn loại hình phù hợp. Với những nhà đầu tư nghiệp dư, có tiền nhàn rỗi, đang là số đông trên thị trường thì việc chọn đầu tư vào những kênh an toàn và linh hoạt hơn sẽ luôn được cân nhắc.
Trước những tác động này, theo anh thì kênh đầu tư nào được đánh giá là khả quan? Tiềm năng và cơ hội phát triển của kênh đầu tư này dành cho các nhà đầu tư là gì?
Trong khi bất động sản đang có dấu hiệu bong bóng và chứng khoán là sân chơi của các “ông lớn” với đội ngũ chuyên gia 24/7 chỉ “ăn, ngủ, và đầu tư” thì tham gia các gói bảo hiểm liên kết đơn vị là một hướng đi khả thi và hiệu quả. Với hình thức đầu tư này, các chuyên gia tài chính hàng đầu từ các công ty quỹ được ủy thác bởi công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ thay khách hàng “chiến đấu” với thị trường (cổ phiếu, trái phiếu…), nơi mà những nhà đầu tư cá nhân thường là những người ít thông tin và ở thế yếu. Ngoài ra, các khách hàng cá nhân có thể phân tán rủi ro bằng quyền lựa chọn nhiều “rổ” khác nhau để bỏ “trứng”. Tôi lấy ví dụ về các quỹ PRUlink của Prudential được ủy thác cho công ty EastSpring Investments quản lý. Nếu người đầu tư muốn kiếm lợi nhuận cao, và đương nhiên đi kèm rủi ro cao, có thể lựa chọn đầu tư vào quỹ PRUlink Cổ phiếu Việt Nam (Danh mục đầu tư Cổ phiếu tối thiểu 80%). Nếu nhà đầu tư có “khẩu vị” an toàn hơn, đi kèm với lợi nhuận thấp hơn có thể chọn quỹ PRUlink Cân bằng (Danh mục đầu tư Cổ phiếu từ 35%-65% ; Trái phiếu và tiền gửi ngân hàng từ 35%-65%) hay quỹ PRUlink Trái phiếu Việt Nam (Danh mục đầu tư Trái phiếu và tiền gửi ngân hàng tối thiểu 80%)… Bạn có thể lựa chọn phối hợp các “rổ” này với nhau để tạo nên danh mục đầu tư phù hợp với mình.
Ngoài ra, để chủ động ứng phó với những biến động của thị trường và điều kiện tài chính của mình, nhà đầu tư cá nhân còn có cơ hội được linh động: điều chỉnh số tiền bảo hiểm; lựa chọn, kết hợp hoặc hoán đổi các quỹ trong số các quỹ mà công ty quản lý quỹ giới thiệu; đóng phí linh hoạt…
Có thể thấy, thời gian gần đây, các nhà đầu tư đang hướng sự quan tâm đến loại hình bảo hiểm liên kết đơn vị. Tuy nhiên, đây vốn là loại hình sản phẩm bảo hiểm yêu cầu khách hàng phải lường trước và chấp nhận các rủi ro cho quyết định đầu tư của mình. Anh đánh giá như thế nào về xu hướng này?
Bảo hiểm liên kết đơn vị đang được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng đầu tư mới. Thực tế, hình thức đầu tư này khá đơn giản và dễ hiểu với tất cả những nhà đầu tư cá nhân không chuyên. Thay vì bỏ nhiều công sức và thời gian nghiên cứu từng loại cổ phiếu, trái phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư chỉ cần lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp và phân bổ hợp lý số tiền đầu tư của mình cho các quỹ này tùy vào khả năng chấp nhận rủi ro. Với đặc thù tại thị trường Việt Nam hiện nay khi các loại hình đầu tư hiện hữu đang ẩn chứa nguy cơ rủi ro cao thì hình thức đầu tư này sẽ trở nên phổ biến trong thời gian ngắn sắp tới.
Mới đây thị trường nhắc nhiều đến gói “PRU-Đầu Tư Linh Hoạt” của hãng bảo hiểm nhân thọ Prudential. Anh có thể chia sẻ và phân tích rõ hơn cho các nhà đầu tư về gói đầu tư này?
Tôi nhận thấy Prudential đã khá “chuẩn” khi lựa chọn hình ảnh chiếc giày để gắn với sản phẩm “PRU-Đầu Tư Linh Hoạt”. Cũng tương tự như việc lựa chọn một đôi giày, bên cạnh bảo vệ đôi chân thì đôi giày đó phải phù hợp bộ áo quần, với hoàn cảnh, công việc… thì việc đầu tư vào bảo hiểm ngày nay cũng vậy. Quyền lợi cơ bản nhất đối với người đầu tư vào sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị trước mắt là được bảo vệ tài chính trước những rủi ro. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần hiểu khả năng tài chính của mình để đầu tư phù hợp. Sản phẩm này còn cho phép nhà đầu tư linh hoạt, chủ động thay đổi kế hoạch đầu tư, rút tiền, đóng phí, thay đổi kế hoạch bảo vệ… giúp họ có cơ hội gia tăng tài sản hiệu quả, kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường hay hoàn cảnh cá nhân, gia đình…
Hiệu quả và an toàn luôn là phương châm được nhiều nhà đầu tư đặt lên hàng đầu, với hình thức đầu tư này, liệu các nhà đầu tư có thể hoàn toàn an tâm tham gia?
Nếu bạn đã đầu tư thì bạn phải chấp nhận tỷ lệ rủi ro nhất định. Nếu so với các hình thức đầu tư khác trên thị trường hiện nay thì đầu tư vào bảo hiểm liên kết đơn vị đang đáp ứng được đa dạng các “khẩu vị” rủi ro của nhà đầu tư, với danh mục từ cổ phiếu (rủi ro) cho đến trái phiếu, tiền gửi (an toàn). Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể hoán đổi dễ dàng giữa các danh mục đầu tư bất cứ khi nào họ muốn mà không mất phí. Điều này giúp các nhà đầu tư an tâm hơn khi đầu tư.
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng vào sự phát triển của loại hình đầu tư này sẽ mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư không chuyên trong thời gian tới?
Loại hình đầu tư này rất có tiềm năng và sẽ được nhiều nhà đầu tư không chuyên đón nhận, góp phần tạo nên sự đa dạng các loại hình đầu tư. Ngoài ra, loại hình đầu tư này là sự kết hợp tuyệt vời giữa đầu tư và cả yếu tố bảo vệ tài chính, điều mà nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng như phần đông chúng ta còn chưa thực sự trang bị đầy đủ.